Sáng tạo nhạc cụ từ rác thải

Chỉ với 1 vài dụng cụ đơn giản và kính bảo hộ, anh Shady Rabab (Ai Cập) đã biến các loại rác thải thành nhạc cụ. Bằng những nét vẽ đơn giản, vài lỗ khoan, chiếc sáo vừa rồi được anh Rabab tạo ra từ 1 chai thủy tinh.

Ý tưởng tuyệt vời này được sinh ra khi anh Rabab chứng kiến cảnh nhiều người dân Ai Cập không đủ khả năng mua những nhạc cụ đắt tiền.

Anh Shady Rabab chia sẻ với phóng viên AP: “Tôi nảy ra ý tưởng tạo ra các nhạc cụ từ rác khi tôi nghe những đứa trẻ ao ước có 1 thứ nhạc cụ của riêng mình, để từ đó các em có thể thử sức với âm nhạc và phát hiện ra tài năng của mình. Và từ đó, tôi đã nghĩ ra 1 kế hoạch, đó là 1 dự án có thể dạy trẻ em cách tự làm nhạc cụ, chơi nhạc và thành lập 1 ban nhạc riêng”.

Anh Shady Rabab với nhạc cụ làm từ rác thải.

Anh Shady Rabab với nhạc cụ làm từ rác thải.

Thông qua dự án này, anh Rabab cũng hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về tái chế rác thải.

Xưởng sản xuất nhạc cụ của anh nằm ở khu bờ Tây Luxor. Xưởng có đầy đủ dụng cụ để biến 1 đồ vật đã bỏ đi trở thành nhạc cụ. Anh cũng đã đăng ký dự án của mình trong 1 cuộc thi do Chương trình Môi trường LHQ phát động. Chương trình có tên những nhà vô địch trái đất, được tổ chức hàng năm nhằm khuyến khích các cá nhân có những sáng kiến bảo vệ môi trường.

Với dự án này, Rabab hy vọng, sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về những tác hại của rác thải nhựa với môi trường, đồng thời khuyến khích mọi người tái chế rác thải nhựa.

“Tôi đã trở thành một trong bảy đội đến từ châu Phi giành chiến thắng trong cuộc thi và tôi đã chiến thắng bằng dự án âm nhạc từ rác thải của mình” – anh Rabab cho biết thêm.

Bằng sự sáng tạo, anh Rabab đã biến 10 chiếc chai nhựa thành một bộ trống. Anh cũng cho biết, một mục tiêu khác của dự án âm nhạc từ rác thải, đó là hạn chế lượng rác thải nhựa bị ném ra các đại dương và các dòng sông.

Chỉ với 1 vài dụng cụ đơn giản và kính bảo hộ, anh Shady Rabab đã biến các loại rác thải thành nhạc cụ.

Chỉ với 1 vài dụng cụ đơn giản và kính bảo hộ, anh Shady Rabab đã biến các loại rác thải thành nhạc cụ.

Rác thải, khi bị xả vào nguồn nước, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, đe dọa sự sống của các loài động thực vật.

Theo anh Rabab: “Các loài cá có sự sống và chúng có quyền được sống trong 1 môi trường an toàn mà không bị đe dọa. Chúng ta đang đe dọa môi trường sống của các loài động vật bằng rác thải, đâu đâu cũng thấy rác thải nhựa. Có hàng tấn rác thải chất thành núi ở mọi nơi”.

Anh Rabab đã thu gom rất nhiều rác thải có thể tái chế tại xưởng của mình.

Tuy nhiên, nỗ lực nhỏ bé của anh chưa thể giải quyết được khối lượng rác thải khổng lồ bị xả ra mỗi ngày ở Ai Cập.

“Tôi thu gom rác thải tái chế từ chính gia đình và bạn bè của mình. Ở Luxor có rất nhiều du khách. Bạn bè tôi có các nhà nghỉ, và họ đã giúp tôi rất nhiều trong công việc này” – anh Rabab không quên nhắc tới những người bạn đã giúp anh trong công việc tái chế rác thải.

Trong tương lai, anh Rabab hy vọng, sẽ xây dựng được 1 trường học, nơi anh có thể hướng dẫn trẻ em cách làm nhạc cụ.

Trong tương lai, anh Rabab hy vọng, sẽ xây dựng được 1 trường học, nơi anh có thể hướng dẫn trẻ em cách làm nhạc cụ.

Trong tương lai, anh Rabab hy vọng, sẽ xây dựng được 1 trường học, nơi anh có thể hướng dẫn trẻ em cách làm nhạc cụ. Ước mơ của anh hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu, đó là khi anh có một cửa hàng nhỏ, nơi khách du lịch thường xuyên ghé qua và mua những nhạc cụ đặc biệt này làm quà lưu niệm.

Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nylon con người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu chai nhựa.

Con người chỉ mất 1 giây để vứt bỏ, nhưng rác thải nhựa và túi nylon cần đến hàng trăm năm để phân hủy.

Con người chỉ mất 1 giây để vứt bỏ, nhưng rác thải nhựa và túi nylon cần đến hàng trăm năm để phân hủy.

Con người chỉ mất 1 giây để vứt bỏ, nhưng rác thải nhựa và túi nylon cần đến hàng trăm năm để phân hủy. Có lẽ thế giới cần nhiều hơn nữa những người như anh Shady Rabab, để môi trường sống của chính con người chúng ta được bảo vệ.

Thương Huyền (Theo AP)