10 nhà sáng chế không thể làm giàu bằng ý tưởng của chính mình (phần 1)

Thực tế, có nhiều người đã thành công nhờ sự kết hợp những ý tưởng độc đáo và sự am hiểu của bản thân đã khẳng định một điều rằng “Muốn làm giàu thì hãy sáng tạo”.

Tuy nhiên, cũng có không ít người phải bỏ dở ý tưởng của mình vì nhiều lí do, có thể họ không có vốn sản xuất hoặc bị người khác “chôm” và ra mắt sản phẩm trước. Họ chẳng thể làm gì hơn ngoài việc đứng nhìn người khác làm giàu trên chính sáng kiến của mình.

Hãy cùng chúng tôi điểm tên 10 nhà sáng chế tài ba nhưng không thể kiếm tiền bằng những sáng kiến của mình.  

1. Catherine Hettinger

453494-catherine-hettinger.jpg

Nếu chúng ta đang sống ở năm 2019 thì có lẽ trong đầu chúng ta không hình dung được khái niệm spinner fidget là gì. Spinner là một thứ đồ chơi được làm từ một vòng bi kết nối với cánh có thể quay tròn. Nó đang trở thành một cơn sốt của giới trẻ, là thứ đồ chơi bạn dễ dàng tìm thấy trên tay mỗi cô bé, cậu bé.

Nhưng không mấy ai biết ý tưởng về spinner đã có từ năm 2005 bởi Catherine Hettinger. Cầm trên tay tấm bằng sáng chế cho ý tưởng của mình nhưng Catherine Hettinger không thể đưa ra sản phẩm do thiếu vốn đầu tư ban đầu là 400$. Nếu cô có thể hiện thực hóa ý tưởng của mình từ năm 2005 thì chưa biết chừng cô của bây giờ đã là một triệu phú.

2. John Walker

453493-john-walker.jpg

Cách nhìn về thế giới của bạn sẽ thay đổi nếu một ngày bạn nhận ra các đồ vật nhân tạo đều được lấy ý tưởng từ một người. Những que diêm là một ví dụ.

Thực tế sáng kiến tạo ra lửa bằng một mẩu diêm đã bắt nguồn từ năm 1824 bởi một nhà hóa học người Anh, John Walker. Khi đó, bạn bè nhìn Jone bằng con mắt kì lạ khi biết anh ý định tạo ra các đồ nhân tạo sau một lần nhận ra rằng hợp chất lưu huỳnh có khả năng phát sáng khi được cọ xát vào bề mặt thô.

Không lâu sau, những que diêm đầu tiên trên thế giới đã được tạo ra. Điều đáng tiếc là Walker đã từ chối nhận bằng sáng chế do anh lo ngại về mối nguy hiểm khi tạo ra lửa bằng diêm. Vậy là hàng tỉ đô la có thể kiếm được từ sáng kiến này đã tan thành mây khói.

3. Dasuke Inoue

453497-daisuke-inoue.jpg

Thật khó để trả lời câu hỏi “karaoke bắt nguồn từ đâu?” Thực tế, sáng kiến này xuất hiện đã gần một thế hệ tuy nhiên người phát minh ra chiếc máy hát karaoke đầu tiên, anh Daisuke Inoue đã không thể tạo ra lợi nhuận với sáng chế của mình.

Daisuke Inoue là một tay trống của một ban nhạc tại Nhật Bản, hàng ngày tiếp xúc với âm nhạc và “quẩy” cùng khán giả trên sân khấu. Một lần anh được gợi ý ghi âm lại bản nhạc để có thể tự hát mà không cần đến ban nhạc. Và từ đó karaoke ra đời.

Năm 1971, anh đã tạo ra 11 máy hát tự động hoạt động bằng cách nhét xu, với 8 đoạn băng và một micro có tên là Juke 8.

Điều đáng tiếc là anh đã không xin cấp bằng sáng chế cho ý tưởng của mình, và không lâu sau đó, với sự ứng dụng của công nghệ, những chiếc máy hát karaoke hiện đại hơn đã xuất hiện trên khắp Tokyo.

4. Time Berners-Lee

Nếu bạn đang đọc bài báo này thì hãy gửi lời cảm ơn đến Tim Berners – Lee, người đã lên ý tưởng chia sẻ siêu văn bản trên mạng Internet, tạo ra một mạng lưới thông tin toàn cầu được biết đến với cái tên World Wide Web.

Mạng thông tin chưa chính thống này đó đã trải qua nhiều thay đổi và trở thành hệ thống các trang web hiện nay chúng ta đang tiếp cận. Burners-Lee đã đưa ý tưởng thành hiện thực nhưng anh không nhận bằng sáng chế cho “đứa con” của mình.

Mặc dù không có được những giá trị lớn về vật chất từ sáng kiến xây dựng mạng lưới toàn cầu nhưng Berners-Lee đã được phong tước hiệu Thành viên Hoàng gia Anh năm 2004.

5. Ron Klein

453496-ron-klein.jpg

Sáng kiến của Ron Klein có thể coi là một trong những sáng kiến tuyệt vời nhất trong ngành công nghiệp thẻ tín dụng.

Trước đây, tất cả các công đoạn kiểm tra thông tin, số lượng đều được làm thủ công, tốn rất nhiều thời gian. Bằng cách tận dụng vạch từ tính, Ron Klein có ý tưởng gắn vạch từ vào sau thẻ, sau đó thẻ được mã hóa và quét thông tin. Nhờ đó, các giao dịch được diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Tuy nhiên Ron Klein chưa từng nghĩ đến việc xin cấp bằng sáng chế cho ý tưởng vĩ đại của mình. Ý tưởng này nhanh chóng được các công ty ứng dụng rộng rãi.

Thu Hà (Theo Pcmag)