Robot tương tác “xua tan” sự cô đơn của người già

Đại học Trinity tại Ireland đã phát triển một chú robot với nhiều biểu cảm khác nhau, giúp người già “xua tan” cảm giác cô đơn.

Robot có tên gọi “Stevie II”, là bản nâng cấp của mẫu robot tương tác xã hội đầu tiên ở Ireland áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo AI. Phiên bản mới và được cải tiến hơn so với “Stevie I” này có được triển khai tại các môi trường chăm sóc lâu dài để hỗ trợ người cao tuổi và người khuyết tật.


ẢNH 1 – Robot tương tác xã hội sử dụng trí thông minh nhân tạo AI “Stevie II” là sản phẩm của các kỹ sư trường Đại học Trinity, Ireland.

ẢNH 1 – Robot tương tác xã hội sử dụng trí thông minh nhân tạo AI “Stevie II” là sản phẩm của các kỹ sư trường Đại học Trinity, Ireland.

Stevie II, phiên bản cơ động hơn và khéo léo hơn so với người tiền nhiệm của mình, được trang bị camera, cảm biến thông minh để tương tác, hỗ trợ trong việc đơn giản như nhắc nhở uống thuốc hay liên lạc với người nhà khi cần thiết.

Sự cô đơn vẫn luôn một vấn đề lớn trong bộ phận người cao tuổi, thậm chí còn liên quan tới sự suy giảm nhận thức và gia tăng tỷ lệ tử vong. Chính vì thế, việc hỗ trợ người cô đơn có thể giúp họ vừa duy trì sự độc lập của mình, mà vẫn không mất đi sự kết nối với xã hội.


Stevie II được giới thiệu tại Triển lãm Khoa học Dublin, Ireland.

Stevie II được giới thiệu tại Triển lãm Khoa học Dublin, Ireland.

Ý tưởng phát triển Stevie, ban đầu xuất phát từ việc chế tạo một công cụ để đảm nhận các phần việc như nhắc nhở hay ghi nhớ lịch trình. Tuy nhiên, dần dần, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, những người sử dụng Stevie cũng rất thích thú với khía cạnh xã hội của chú robot này. Họ còn cho hay, nói chuyện với Stevie khá thú vị và giúp tinh thần của họ trở nên thoải mái hơn.

Stevie biểu cảm tới mức, nó đã thôi thúc các nhà nghiên cứu “nhân hóa” công nghệ và khiến họ tin rằng, Stevie có thể ứng dụng rất rộng lớn trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cường độ cao, chăm sóc người già, và người sử dụng cũng có thể tiếp cận các công nghệ được cài đặt trong robot như tính năng gọi hình ảnh.


Stevie II cùng với nhà nghiên cứu Niamh Donnelly.

Stevie II cùng với nhà nghiên cứu Niamh Donnelly.

Thường thì người và công nghệ không mấy hòa hợp với nhau. Nhưng Stevie sẽ chứng minh rằng, kết luận đó không đúng. Với Stevie, mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi” – Giám đốc điều hành Đại học Trinity, ông Seán Moynihan cho biết.

Stevie cũng có chức năng nhận diện khuôn mặt và giọng nói, điều đó có nghĩa là nó có thể phân biệt được người đang nói chuyện trực tiếp với mình là ai, hiểu và phản hồi các mệnh lệnh của chủ nhân.

Tony McCarthy, một người cao tuổi mắc chứng bệnh hen suyễn, cho biết, có Stevie bên cạnh giúp ông có cảm giác yên tâm hơn trước rất nhiều.

Thương Huyền (Theo Reuters)