Quán cà phê từ rác tái chế

Tại Đông Nam Á, khi mà khu vực này phải vật lộn với những bãi rác khổng lồ đổ vào bãi biển của mình, một chủ quán cà phê Campuchia đang tìm cách xây dựng một doanh nghiệp từ những chất thải này. Thậm chí nếu thích, các khách hàng có thể trả tiền café bằng rác.

Chai nhựa, vỏ chai bia, hay những chiếc lá khô…, dưới bàn tay tài ba của anh Ouk Vanday và những người bạn, những thứ vứt đi này đang được trưng dụng, để tạo nên 1 quán cà phê độc đáo ở Campuchia.

Rubbish Coffee nằm ở vùng ngoại ô, thuộc tỉnh Kandal, Campuchia.

Rubbish Coffee nằm ở vùng ngoại ô, thuộc tỉnh Kandal, Campuchia.

Anh Ouk Vanday, chủ quán Cà phê “Rác thải” ở Campuchia chia sẻ với phóng viên Reuters: “Tôi đang sử dụng những chiếc lá khô mà tìm thấy trong rừng để tạo ra từ 'Cafe'. Chúng bám trên tường khá dễ dàng. Quán café của chúng tôi sử dụng những thứ mà người khác không quan tâm. Việc mở quán café này là rất quan trọng. Nó gửi một thông điệp tới các chủ cửa hàng khác nghĩ xa hơn, thay vì chỉ kiếm lợi nhuận, cũng như nhìn nhận lại sự lãng phí ảnh hưởng đến cộng đồng và thế giới của chúng ta”.

Đồ uống ở đây có giá trung bình 6.000 riel (khoảng 35.000 đồng). Tuy nhiên, nếu gom đủ 100 chiếc cốc nhựa, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đồ uống miễn phí.

Đồ uống ở đây có giá trung bình 6.000 riel (khoảng 35.000 đồng). Tuy nhiên, nếu gom đủ 100 chiếc cốc nhựa, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đồ uống miễn phí.



Vách tường của quán được làm từ hàng trăm vỏ chai. Một số trang trí được thiết kế từ những chiếc lá khô chủ quán lấy trong rừng.

Vách tường của quán được làm từ hàng trăm vỏ chai. Một số trang trí được thiết kế từ những chiếc lá khô chủ quán lấy trong rừng.

Đối với mỗi cốc cà phê, các khách hàng có thể trả 1,5 USD hoặc 100 cốc nhựa, để anh Vanday tiếp tục trang trí quán cà phê hoặc làm một số dự án khác trong đường ống.

Vanday cũng khuyến khích mọi người mang theo cốc của mình để được giảm giá 30%.

“Chúng tôi không cho phép khách hàng để lại bất kỳ rác thải nào ở đây. Chúng tôi không mở quán chỉ vì mở lợi nhuận mà còn bởi muốn kêu gọi mọi người ngừng sử dụng đồ nhựa và thế giới sẽ tốt đẹp hơn”, anh Ouk Vanday cho biết thêm.

Quán được chia làm nhiều không gian khác nhau. Khách thích yên tĩnh có thể ngồi bên trong, nơi có kệ sách và nhiều góc trang trí được làm từ đồ tái chế.

Quán được chia làm nhiều không gian khác nhau. Khách thích yên tĩnh có thể ngồi bên trong, nơi có kệ sách và nhiều góc trang trí được làm từ đồ tái chế.

Vì quán café rác độc đáo vẫn đang ở giai đoạn mới mở cửa, nên chưa có bất kỳ thực khách nào thu gom đủ 100 cốc nhựa để uống café miễn phí, nhưng nhưng mô hình kinh doanh này lại rất được khách hàng ủng hộ.

Cô Sam Art Srey Pha, sinh viên từ Phnom Penh, cho biết: “Tôi tự hào vì người Campuchia có thể sử dụng rác để tạo ra những thứ có giá trị như chiếc cốc và ống hút này, chúng được làm từ tre và thực sự trông rất tuyệt”.

Còn anh Sovan Sinbou, một công nhân thì chia sẻ: “Những quán café như thế này vừa thân thiện với môi trường, lại giúp ích cho nền kinh tế của chúng tôi”.

Chỗ ngồi bên ngoài cho du khách tầm nhìn ra rừng thông.

Chỗ ngồi bên ngoài cho du khách tầm nhìn ra rừng thông.

Đây không phải là bước đột phá đầu tiên của Vanday. Năm 2013, anh đã xây dựng 'Trường học dừa' đầu tiên ở ngoại ô Phnom Penh để dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ và truyền bá nhận thức về cách quản lý chất thải.

Bằng cách thu thập rác thải từ khắp nơi để trang trí cho quán, anh Vanday hy vọng giúp thực khách đến đây hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm của rác, từ đó nâng cao nhận thức và hạn chế hành động xả rác.

Bằng cách thu thập rác thải từ khắp nơi để trang trí cho quán, anh Vanday hy vọng giúp thực khách đến đây hiểu rõ hơn về mối nguy hiểm của rác, từ đó nâng cao nhận thức và hạn chế hành động xả rác.

Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ Ocean Conservancy, khoảng 8 triệu tấn nhựa được đưa ra đại dương mỗi năm. Bốn trong 5 nước thải rác nhựa xuống biển nhiều nhất thế giới đều là hàng xóm của Campuchia, là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Vanday hy vọng, dự án của mình sẽ giúp nâng cao nhận thức trong cộng đồng, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai.

Thương Huyền (Theo Reuters)